Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 3/2019

I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH  HỒ CHÍ MINH

  1. Lời Bác dạy

VỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN “Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối và chính sách của Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng”.

VỚI CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN “Muốn thực hiện đúng vai trò làm chủ, giai cấp công nhân phải quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp, làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao, của cải xã hội ngày càng nhiều với phẩm chất tốt, giá thành hạ. .. Ai xây dựng chủ nghĩa xã hội? Nói chung là những người lao động trong xã hội gồm công nhân, nông dân, trí thức cách mạng v.v., nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nhân. … Vai trò của công nhân tham gia quản lý, đó là biểu hiện quyền làm chủ tập thể của công nhân, viên chức trong mọi mặt hoạt động của xí nghiệp. Quyền lợi của công nhân, viên chức gắn liền với sự phát triển của xí nghiệp và kinh doanh có lãi. Từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động.

Các chú phải nhớ công nhân trẻ làm tốt lắm. Họ nghe và làm theo Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Nhưng chúng ta phải tôn trọng họ, tin tưởng vào họ, thông qua những việc làm cụ thể mà giáo dục, bồi dưỡng cho họ về phẩm chất đạo đức cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp công nhân, bồi dưỡng văn hóa, khoa học, kỹ thuật và kiến thức quản lý xí nghiệp cho họ, tạo điều kiện cho họ phát huy vai trò làm chủ xí nghiệp là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật. Làm cho họ vừa “hồng” vừa “chuyên”; đó là nhiệm vụ trước mắt và cả lâu dài nữa”.

VỚI GIAI CẤP NÔNG DÂN “Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất. Ruộng rẫy là chiến trường Cày cuốc là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ, Hậu phương thi đua với tiền phương”.

VỚI ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh em văn hoá và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”.

 

VỚI PHỤ NỮ “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”.

VỚI THANH NIÊN “Đoàn Thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách dắt dìu các cháu nhi đồng”.

Nguồn: Sách Lời Bác dạy (NXB chính trị quốc gia – Sự thật – 2014)

  1. Mẩu chuyện về Bác

TIẾT KIỆM

Sáng 24-7-1957, buổi tiễn đoàn đại biểu nước ta diễn ra trước nhà Chủ tịch Zawasdzki. Đúng 9 giờ, Chủ tịch nước Ba Lan Zawasdki cùng Bác từ trên gác bước xuống tầng dưới đến một gian phòng rộng hàng ngàn thước vuông với ba chùm đèn có đến hàng mấy trăm ngọn sáng trưng, trong khi mặt trời đã lên cao. Bỗng nhiên Bác hỏi:

– Vụ trưởng Lễ tân có mặt ở đây không?

Mọi người ngạc nhiên chưa biết Bác hỏi để làm gì. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước bạn bước lại gần Bác:

– Thưa Chủ tịch, Vụ trưởng Lễ tân đang ở ngoài sân bay. Tôi là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Xin Chủ tịch chỉ thị.

Bác hỏi:

– Chỗ tắt điện ở đâu?

Mấy chiến sĩ bảo vệ vội vàng chạy đi tắt đèn. Chủ tịch Zawasdzki quay mặt đối diện với Bác, nói nghiêm trang:

– Xin cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh. Tôi chân thành nhận khuyết điểm chưa nghiêm túc thực hiện chỉ thị tiết kiệm của Lênin.

Nguồn: Sách Bác Hồ sống mãi với chúng ta – NXB Chính trị quốc gia, Sự thật

II. TRUYỀN THỐNG

  1. Theo dòng lịch sử 

  1. Ngày truyền thống

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY 26/3 – NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam. Ngày 26/3 hàng năm được chọn là ngày kỷ niệm Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Lịch sử ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

          Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.

          Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu – Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 – 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

          Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

          Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta.

          Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:

Từ 1931 – 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương

Từ 1937 – 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương

Từ 11/1939 – 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương

Từ 5/1941 – 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam

Từ 25/10/1956 – 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

Từ 2/1970 – 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh

Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

          Tháng 4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

          Ngày 26/3/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.

          Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

          Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.

          Được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta.

Nguồn: Hội Luật gia Việt Nam

TRẬN ĐÁNH THÁP CANH CẦU BÀ KIÊN: KHAI SINH LỐI ĐÁNH ĐẶC CÔNG

Bằng lối đánh thần kỳ, sáng tạo, đêm 18 rạng sáng ngày 19-3-1948, du kích Chiến khu Đ đã đánh sập tháp canh cầu Bà Kiên (nay thuộc phường Thạnh Phước, TX.Tân Uyên) đã làm nức lòng chiến sĩ và nhân dân lúc bấy giờ. Từ đây, lối đánh đặc công chính thức được khai sinh, trở thành lối đánh đặc biệt trong nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang Việt Nam.

Trong hàng trăm trận đánh trên vùng đất Chiến khu Đ anh dũng, có một trận đánh đặc biệt, thể hiện cho tinh thần mưu trí sáng tạo, quyết đánh, quyết thắng của lực lượng ta. Đó chính là trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên gắn liền với tên tuổi của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Trần Công An. Người con của vùng đất Chiến khu Đ kiên cường này tên thật là Trần Văn Kìa, hay còn được gọi là Hai Cà. Thời điểm đó, trên chiến trường miền Đông Nam bộ, thực dân Pháp thực hiện chiến thuật Đờ La-tua, xây dựng hàng ngàn đồn bót, tháp canh trên các trục lộ nhằm mục đích bảo vệ đường giao thông, cắt đứt giao thông liên lạc đường bộ của lực lượng kháng chiến; đồng thời dùng hệ thống tháp canh như một phương tiện lấn chiếm, kiểm soát vùng du kích và căn cứ của ta. Là phương tiện bố phòng nên quân Pháp cho xây dựng các tháp canh kiên cố. Tháp có hình vuông, mỗi cạnh từ 4 – 5m, tường dày từ 0,5 – 0,8m, cao từ 8 – 10m, được xây bằng đá hoặc gạch nung. Xung quanh tháp canh được bao bọc bởi lũy đất dày, có nhiều lỗ châu mai, hàng rào kẽm gai và chông mìn dày đặc… Mỗi tháp canh được bố trí cách nhau khoảng 1km để có thể báo hiệu và chi viện cho nhau nếu bị tấn công. Đan xen vào hệ thống tháp canh nhỏ có tháp canh lớn, còn gọi là tháp canh mẹ, cao từ 10 – 12m do một tiểu đội quân Pháp đóng giữ. Tháp canh mẹ được bố trí hỏa lực rất mạnh và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác liên lạc, chỉ huy.

Để tưởng nhớ chiến công ngày 19-3-1948, TX.Tân Uyên đã xây dựng bia tưởng niệm trong khuôn viên 1.800m2. Bia tưởng niệm khắc bức phù điêu 3 chiến sĩ du kích công đồn để nhắc nhở thế hệ sau về chiến công vang dội của du kích Chiến khu Đ, về nơi đã khai sinh ra lối đánh đặc công của quân đội ta.

Khó khăn lớn nhất của lực lượng ta lúc đó là chưa có một loại vũ khí nào phá nổi tường kiên cố của các tháp canh. Vì vậy ta xác định, muốn đánh thắng trước tiên phải dùng mưu trí và lòng dũng cảm kết hợp với các loại vũ khí cải tiến, dám đánh và đánh thắng địch. Vì vậy, khi nhận lệnh của Ban Chỉ huy Huyện đội Tân Uyên phải đánh thắng tháp canh cầu Bà Kiên để mở đầu cho các trận đánh tháp canh tiếp theo, Đại tá Trần Công An và các đồng đội trong đội du kích miệt mài ngày đêm vất vả luyện tập cùng nghiên cứu địa hình tháp canh. Sau một thời gian luyện tập nhuần nhuyễn, đêm 18, rạng sáng 19-3-1948, Đại tá Trần Công An chỉ huy một tổ gồm 2 du kích Trần Văn Nguyên và Hồ Văn Lung bí mật xâm nhập trận địa. Phía bên ngoài, ông cử 2 du kích Nguyễn Văn Ai và Trần Văn Hỏi làm nhiệm vụ cảnh giới. Nhờ ngụy trang tốt và giữ được yếu tố bất ngờ, cả 3 người xâm nhập thành công vào trận địa cùng với chiếc thang dùng để leo tường.

Theo sự phân công, du kích Nguyên leo lên tầng tháp trên, du kích Lung leo lên tầng giữa, ông Hai Cà ở tầng dưới vừa đánh vừa chỉ huy, mỗi người thống nhất ném vào mỗi lỗ châu mai 3 quả lựu đạn. Sau khi ném 3 quả lựu đạn, nghi bọn địch chưa chết hết, ông Trần Công An còn bồi thêm một khối thuốc nổ. Sức nổ quá mạnh khiến ông bị thương, nhưng trận đánh đã giành thắng lợi lớn, ta tiêu diệt 11 tên địch, thu 8 súng và 20 lựu đạn. Sau trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên thắng lợi, Ban Chỉ huy Tỉnh đội và Huyện đội Tân Uyên đánh giá: “Trận đánh cầu Bà Kiên đã mở ra một hình thức tác chiến mới dựa vào dân, nắm chắc địch tình, nắm chắc mục tiêu và cách bố phòng của chúng, chỉ dùng lực lượng rất ít, đánh lực lượng địch đông, với ý chí chiến đấu và tinh thần dũng cảm, gan dạ, mưu trí, tấn công bất ngờ là địch trở tay không kịp, qua kinh nghiệm này, ta có khả năng đánh phá đồn bót của địch nhiều nơi ở chiến trường miền Đông Nam bộ”. Tỉnh đội Thủ Biên phát động thi đua cho dân quân du kích toàn tỉnh học tập và quyết tâm thực hiện.

Trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên với cách đánh bất ngờ, lấy ít đánh nhiều đã khai sinh ra lối đánh đặc công của lực lượng ta và vùng đất Tân Uyên – Chiến khu Đ trở thành nơi khởi phát của cách đánh này. Du kích Tân Uyên về sau thành lập đại đội bộ đội địa phương Nguyễn Văn Nghĩa, được công nhận là đại đội đặc công đầu tiên của cả nước. Sau này, ngày chiến thắng tháp canh cầu Bà Kiên 19-3 được lấy làm ngày truyền thống bộ đội đặc công. Lời huấn thị nhân ngày thành lập Binh chủng Đặc công 19- 3-1967 của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt”. Bác Hồ còn tặng cho Binh chủng Đặc công 4 câu nhân dịp về thăm binh chủng: “Đặc biệt tinh nhuệ. Anh dũng tuyệt vời. Mưu trí táo bạo. Đánh hiểm thắng lớn”.

Nguồn: Báo Bình Dương

III. PHÁP LUẬT

  1. Chủ trương mới

KẾT LUẬN

HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐOÀN KHOÁ XI

về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ Đoàn

giai đoạn 2019 – 2022

http://doanthanhnien.vn/tai-lieu/chi-tiet/1444

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 88 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 – 26/3/2019) VÀ THÁNG THANH NIÊN NĂM 2019

http://doanthanhnien.vn/tai-lieu/chi-tiet/1448

Nguồn: Trung ương Đoàn

 

HD Tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2019 – 2024

http://tuoitrebinhduong.vn/DocumentDetail.aspx?id=2200

Nguồn: Tỉnh đoàn Bình Dương

  1. Chính sách sắp có hiệu lực

Hộ nghèo được vay tối đa 100 triệu đồng từ 1/3/2019

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/22968/ho-ngheo-duoc-vay-toi-da-100-trieu-dong-tu-1-3-2019

Từ 05/4/2019, thỏa thuận về hụi phải thể hiện bằng văn bản

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/22929/tu-05-4-2019-thoa-thuan-ve-hui-phai-the-hien-bang-van-ban

Người dân có thể nộp phạt qua bưu điện, không cần tới kho bạc

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/22889/nguoi-dan-co-the-nop-phat-qua-buu-dien-khong-can-toi-kho-bac

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mới, nổi bật

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/22883/chi-dao-dieu-hanh-cua-chinh-phu-thu-tuong-chinh-phu-noi-bat-tuan-tu-11-15-2-2019

Nguồn: Thư viện pháp luật

 

  1. KỸ NĂNG THANH NIÊN

5 CÁCH DUY TRÌ TRÍ NHỚ LÂU BỀN

Học tập là một quá trình vô cùng phức tạp và để có thể đạt được kết quả cao nhất trong các kỳ thi, bạn cần biết cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất, từ đó mới có nền tảng để tiếp thu các kiến thức mới hay có thể vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra, bài thi.

Sử dụng Mite Map (Sơ đồ tư duy)

Ví dụ khi học về Chu Văn An, các bạn có thể vẽ một sơ đồ trong đó cái tên chu văn an ở trung tâm, và từ đó vẽ ra các nhánh là các sự kiện quan trọng hoặc tính cách gắn liền với ông Chu Văn An. Ví dụ như năm sinh, năm mất, …

Và quan trọng nhất đó là hãy mô tả các sự kiện bằng hình ảnh chứ không phải bằng chữ viết( nếu có thể) như ví dụ về ông Chu Văn An ở trên, bạn hoàn toàn có thể thay thế những dòng chữ  đơn điệu” ông dâng sớ chém 7 tên nịnh thần” bằng hình ảnh sinh động hơn đó là có 1 cây đao và 7 cái đầu người-hơi ghê rợn, nhưng hình ảnh càng gây ấn tượng mạnh bạn sẽ nhớ càng lâu.

Liên tưởng tên nhân vật hay sự kiện cần nhớ với hình tượng hài hước

Ví dụ bạn cần nhớ Napoleon đã thất bại trong trận đánh đánh cuối cùng oa-téc-lô chẳng hạn, thì bạn có thể hình dung là có 1 quả na, nhưng kì lạ là quả na này nó đội một cái bô trên đầu và nó lê lết chứ không đi được rồi vấp 1 cái lu té lăn quay. Đấy là mình ví dụ vậy cho các bạn dễ hình dung thôi.

Hay chẳng hạn như nếu cần phải mua thịt bò, sữa, khăn ướt dành cho trẻ em và sôcôla, hãy tưởng tượng một con bò được được vắt sữa và rồi sinh ra một em bé. Tiếp đó hãy tưởng tượng một người nông dân đến lau mồ hôi trên trán con bò sau ca sinh nở và thưởng cho nó một chút sôcôla.

Luôn có giấy bút bên mình

Sử dụng giấy bút để ghi lại những ý chính. Hãy sử dụng những tờ giấy A4 rời, sau đó đóng lại thành một quyển để đến khi ôn bài thi hay ôn bài kiểm tra bạn có thể lấy ra ôn lại từng bài, từng chương một. Hãy chỉ ghi các ý chính ra giấy thôi nhé. Nếu muốn ôn bài kỹ hơn thì với mỗi ý chính bạn lại điền những ý nhỏ hơn ở dưới vào. Đừng quên sử dụng bút high light để đánh dấu lại những kiến thức quan trọng, đây cũng là một cách học thuộc bài nhanh và nhớ lâu nhất đấy.

Lặp lại với tần suất đủ nhiều

Hãy cố gắng lặp lại những gì bạn cần nhớ vào bất kì lúc nào có thể và bất kì nơi đâu, bởi vì khi bạn học một cái gì đó, thông tin ban đầu sẽ được lưu ở bộ nhớ tạm thời, và theo thời gian, thường thì khoảng 1 tuần, lâu thì một tháng bạn sẽ quên sạch sành sanh những gì đã được học trước đó. bạn đừng lo lắng và nản lòng, đó là điều bình thường . Khi mà thông tin được lặp lại một mức nào đó đủ lâu, đủ nhiều thì nó sẽ chuyển từ bộ nhớ tạm thời sang bộ nhớ vĩnh viễn. và khi đó nó sẽ ở lại với bạn mãi mãi mà không bao giờ quên.

Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho trí nhớ.

Và yếu tố cuối cùng không kém phần quan trọng đó là bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng và cần thiết tốt cho trí nhớ của chúng ta. Các nhà khoa học đã chứng minh các loại thực phẩm sau đây tốt cho trí nhớ: -Củ cải đỏ chứa hợp chất giúp tăng cường trí nhớ -Cải bó xôi có chứa Quercetin giúp bồi bổ trí nhớ -Lòng đỏ trứng giàu Colin giúp tăng cường trí nhớ -Dâu tây giúp bảo vệ não ngoài ra còn có Hành tím là một trong những gia vị quan trọng ở các bữa ăn, hành được xem là phương thuốc dân gian giúp bồi bổ và tăng cường trí nhớ.

Não bộ là cơ quan chỉ huy toàn bộ hoạt động của cơ thể, nhưng chúng ta ít khi quan tâm đến sức khỏe của não. Hãy chú trọng việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết và điều chỉnh lịch sinh hoạt hợp lý, bạn sẽ thấy trí thông minh và trí nhớ của mình nâng cao vượt trội đấy!

Nguồn: Nghethuatsong.com.vn

 

VII. ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 3/2019

– Tiếp tục, tuyên truyền tốt các chủ trương, đường lối, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và các chính sách pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh; tiếp tục tuyên truyền về tình hình biên giới, biển đảo Việt Nam. Tiếp tục tuyên truyền kết quả Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

          –  Tăng cường tuyên truyền triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đặc biệt là tuyên truyền về nội dung chuyên đề năm 2019: “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; gắn với tuyên truyền biểu dương các gương tập thể, cá nhân điển hình, các mô hình hay trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tuổi trẻ tỉnh nhà, đặc biệt là tuyên truyền về nội dung chuyên đề năm 2019 cho cán bộ Đoàn và ĐVTN; Kế hoạch về làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2021 và Hướng dẫn về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TWĐTN của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc “Tăng cường rèn luyện, tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn” gắn với Triển khai cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Bình Dương thời kỳ mới” giai đoạn 2018 – 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn. Đẩy mạnh và duy trì đều đặn chuyên mục “mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên Website hoặc Fanpage của đơn vị.

          – Đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân; công tác kiểm tra, quản lý của các ngành chức năng; công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy chữa cháy; chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, cứu nạn; tiếp tục tuyên truyền về công tác phòng chống ma túy; tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ thực hiện bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, những thành tựu và tính ưu việt của các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội; các chính sách chăm lo cho thanh thiếu nhi; thanh niên sáng tạo khởi nghiệp;…gắn với việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng Đại hội Đảng các cấp.

          – Tuyên truyền, giới thiệu về truyền thống 88 năm hình thành, phát triển của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2019); tập trung giới thiệu những thành quả, sự cống hiến của tổ chức Đoàn, của các thế hệ cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể; giới thiệu các điển hình đoàn viên tiêu biểu, các công trình thanh niên, phần việc thanh niên hiệu quả…Kết hợp việc tổ chức sinh hoạt chính trị trong toàn Đoàn với phát động, hướng dẫn và đề nghị đoàn viên, chi đoàn đăng ký các nội dung, phần việc thiết thực nhằm thể hiện tinh thần xung kích, sáng tạo và tình nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị, gắn với chủ đề năm của các cấp bộ Đoàn.        

          – Tiếp tục tuyên truyền và tổ chức hoạt động hưởng ứng các Ngày lễ kỷ niệm của đất nước, dân tộc, của Đoàn – Hội – Đội: Tháng Thanh niên 2019 và kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2019); 105 năm Ngày sinh Anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 – 20/10/2019); 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Tiết (1909 – 2019); Ngày chiến thắng La Ngà (01/3); Ngày Biên phòng toàn dân (03/3); Ngày Quốc tế phụ nữ, Ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng (08/3); Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3); Ngày giải phóng Dầu Tiếng (13/3); Ngày Chiến thắng Tháp Canh Cầu Bà Kiên (19/3); Ngày Thể thao Việt Nam (27/3); …

– Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về kết quả, các mô hình sáng tạo, các gương thanh thiếu nhi, gương cán bộ Đoàn – Hội – Đội xuất sắc trên các lĩnh vực.

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ĐOÀN

Nguồn: tuoitrebinhduong.vn

Để lại một bình luận