Table of Contents
I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
1. Khái quát về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.
Quá trình hoạt động cách mạng ngoài nước – Tìm con đường giải phóng dân tộc.
Tháng 6/1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .
Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa.
Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .
Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Tháng 8/1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Tháng 9/1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 7/1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục – Văn hóa – Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .
Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng
2. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh – Nhà cách mạng vĩ đại, là tấm gương sáng ngời về nhân sinh quan cách mạng, là tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Người đã để lại cho các thế hệ dân tộc Việt Nam một di sản tinh thần vô cùng quý báu mãi soi đường, chỉ lối cho chúng ta đi. Đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, trong thời đại Hồ Chí Minh.
Từ Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị khóa X, đến Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Bộ Chính trị khóa XI, và gần đây nhất là Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã cho thấy đó là những giá trị to lớn và thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, là những nội dung chuẩn mực, cốt lõi để xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong điều kiện hiện nay.
Đối với tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên ngày càng nhận thức sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nội dung hết sức quan trọng và thiết thực của mỗi cấp bộ Đoàn – Hội – Đội toàn tỉnh. Theo Kế hoạch số 398-KH/TĐTN-TG, ngày 17/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Dương các nội dung cốt lõi cần tập trung trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Bình Dương thời kỳ mới có “Tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn” góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cụ thể là:
– Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang; về xây dựng, phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh…
– Quan điểm và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các nội dung sau: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội; tinh thần lạc quan, tin tưởng, đấu tranh mọi biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…
– Phong cách Hồ Chí Minh với các nội dung: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, lý luận gắn liền với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hoá, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; phong cách nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương…
Căn cứ Kế hoạch số 398-KH/TĐTN-TG, ngày 17/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh Bình Dương”, giai đoạn 2016 – 2021; Đoàn viên, thanh niên cần rèn luyện và phấn đấu thực hiện những nội dung “Nên làm – Không nên làm”, cụ thể là:
+ 08 điều nên làm: Xung kích, trách nhiệm, gương mẫu, trung thực, sáng tạo, thân thiện, thường xuyên học tập, tích cực rèn luyện kỹ năng.
+ 08 điều không nên làm: Phát ngôn không đúng; làm việc hình thức, đối phó; quan liêu, hành chính hóa; thiếu khiêm tốn và không cầu thị; không chấp hành kỷ luật; thiếu tinh thần đoàn kết; thiếu ý chí đấu tranh; thiếu chuẩn mực trong lối sống.
– Phấn đấu xây dựng hoàn thiện các giá trị hình mẫu thanh niên Bình Dương, tập trung vào các nội dung cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Bình Dương thời kỳ mới có “Tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn” góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó cụ thể theo từng khối đối tượng:
+ ĐVTN khối học sinh, sinh viên hướng đến tiêu chí: Tích cực, sáng tạo, hội nhập.
+ ĐVTN đô thị hướng đến tiêu chí: Năng động, sáng tạo, xung kích xây dựng đô thị văn minh.
+ Cán bộ Đoàn, Hội, Đội hướng đến tiêu chí: Gương mẫu, sáng tạo, trách nhiệm, sâu sát cơ sở
+ ĐVTN nông thôn hướng đến tiêu chí: Cần cù, sáng tạo, xung kích, xây dựng nông thôn mới.
+ Đoàn viên, TNCN hướng đến tiêu chí: Rèn tay nghề, chuẩn tác phong, nâng cao năng suất lao động.
+ Đội viên, thiếu nhi hướng đến tiêu chí: Học giỏi, chăm ngoan, làm nhiều việc tốt.
+ ĐVTN cán bộ, công chức, viên chức trẻ hướng đến tiêu chí: Gần dân, sát dân, thân thiện, hiệu quả.
+ ĐVTN khối lực lượng vũ trang hướng đến tiêu chí: Trung thành, bản lĩnh, xung kích, sẵn sàng.
+ Doanh nhân trẻ hướng đến tiêu chí: Chủ động, sáng tạo, hội nhập.
Riêng đối với đoàn viên, thanh niên công nhân, tiêu chí “Rèn tay nghề, chuẩn tác phong, nâng cao năng suất lao động”:
– Rèn tay nghề: Là tự ý thức học tập, rèn luyện, nâng cao tay nghề, để nâng cao năng suất lao động, để khi có cơ hội họ lựa chọn công việc phù hợp nhất. Tay nghề chính là “bảo hiểm” của việc làm và thu nhập. Người lao động cũng hiểu rằng, thị trường lao động đang chọn lọc, tiếp nhận đội ngũ nhân lực có tay nghề, kỹ năng nên những người lao động có tay nghề sẽ có cơ hội hơn.
– Chuẩn tác phong: Với một xã hội đang chuyển biến theo từng giờ, từng phút thì tất nhiên con người cũng phải thay đổi theo môi trường sống. Vì vậy, đoàn viên, thanh niên công nhân cần phải luôn luôn chủ động tự trang bị cho mình những kỹ năng, cách ứng xử đối với các mối quan hệ trong xã hội để tiếp cận và hòa nhập với một xã hội đang chuyển biến không ngừng hiện nay. Cụ thể: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả; biết cách tư duy sáng tạo; biết vận động quận chúng hiệu quả; rèn luyện sức khỏe; nâng cao trình độ học vấn; ….
– Nâng cao năng suất lao động: Đoàn viên, thanh niên công nhân phải luôn chủ động, tích cực phát huy khả năng sáng tạo, đề xuất sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quá trình sản xuất góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, công trình. Tăng cường giáo dục thanh niên có thái độ tích cực đối với công việc, chủ động rèn luyện kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
II. TRUYỀN THỐNG
- Theo dòng lịch sử
- Ngày truyền thống
NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
– Nguyên nhân thắng lợi
Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc xây dựng chế độ mới. Ngay từ ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; tiến công quân sự, địch vận và nổi dậy của quần chúng; đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, lòng yêu nước và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã tạo nên ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Nhân dân ta rất anh hùng, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ trẻ đến già nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, thi đua giết giặc lập công, đóng góp sức người, sức của bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng vũ trang ngoài mặt trận.
Quân đội ta trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức chỉ huy, trình độ tác chiến, trang thiết bị quân sự và bảo đảm hậu cần cho chiến dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có; chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến trường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh lập nhiều chiến công trên khắp chiến trường Đông Dương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chiến trường Điện Biên Phủ.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Pháp, đặc biệt là của các nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung chiến hào, đã tạo nên sức mạnh thời đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
– Ý nghĩa lịch sử
Đối với nhân dân ta
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng Tháng Tám; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Đối với thế giới
Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại.
Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành luỹ của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Nguồn: Tỉnh ủy Điện Biên Phủ
LỊCH SỬ THÀNH LẬP ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
Link:http://www.thieunhivietnam.vn/gioi-thieu-chung.html
Nguồn: Hội đồng Đội Trung ương
BẰNG KHEN CỦA TỔNG BỘ VIỆT MINH TRUY TẶNG ANH KIM ĐỒNG – NGƯỜI ĐỘI TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỘI TNTP HCM
Nguồn: Bảo tàng lịch sử quốc gia
THÀNH LẬP MẶT TRẬN VIỆT MINH
Tháng 5 năm 1941, trước những thay đổi mạnh mẽ của tình hình trong nước và những biến động to lớn trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng ở Khuổi Nậm, Pác Bó, Cao Bằng quyết định sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng – khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
Link:http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/16382/19-5-1941-thanh-lap-mat-tran-viet-minh.html
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
60 NĂM ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN – ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
Cách đây 60 năm, trước đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh đã ra đời, từng bước được xây dựng, phát triển, góp phần đặc biệt quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm tháng trôi qua, nhưng quyết định mở đường Trường Sơn là một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược của Đảng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Link:http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/39959702-60-nam-duong-truong-son-duong-ho-chi-minh.html
Nguồn: Báo Nhân dân
- Địa chỉ đỏ
* Bảo tàng tỉnh Bình Dương
- Công trình văn hóa
- Khánh thành ngày 02/1/2001
- Diện tích: 2.000 m2.
Đ/c: Số 565, đường Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một
Năm 1976, Phòng Bảo tồn Bảo tàng thuộc Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Sông Bé đặt tại đường Ngô Quyền, Thị xã Thủ Dầu Một. Đến năm 1981, Phòng Bảo tồn Bảo tàng được chuyển từ đường Ngô Quyền về ngôi nhà cổ của ông Trần Văn Hổ (tức Đốc Phủ Đẩu) tại đường Bạch Đằng, Thị xã Thủ Dầu Một. Đến năm 1990, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chọn số 05 đường Bác sĩ Yersin, phường Hiệp Thành, Thị xã Thủ Dầu Một, lúc bấy giờ tỉnh Sông Bé chính thức ra đời một Bảo tàng Khảo cứu địa phương. Tại đây, Bảo tàng Sông Bé thường xuyên đón khách tham quan, đến cuối năm 1995, Bảo tàng Sông Bé tạm thời đóng cửa phòng trưng bày để tập trung chuẩn bị cho việc xây dựng Bảo tàng mới.
Ngày 01/01/1997, tỉnh Sông Bé được tách ra thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, lúc bấy giờ hiện vật và nhân sự cũng được chuyển và chia đôi, sau đó Bảo tàng Bình Dương từng bước ổn định tập trung vào xây dựng cho Bảo tàng mới (tiếp tục sưu tầm hiện vật bổ sung và chỉnh lý kho).
Bảo tàng tỉnh Bình Dương được Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch đầu tư trong năm 1997, với diện tích quy hoạch là 13.000 m2. Công trình được Công ty tu bổ di tích Trung ương – Bộ Văn hóa Thông tin do tiến sĩ, kiến trúc sư Hàn Tất Ngạn chủ trì lập dự án khả thi và thiết kế thi công. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng vào ngày 15/11/1997. Diện tích xây dựng nhà chính là 1.405 m2, kiến trúc công trình với kiểu dáng vừa dân tộc vừa hiện đại, nhà chính là nhà cấp 2 gồm một tầng hầm, một tầng trệt và một tầng lầu, diện tích sàn nhà là 3.196 m2 trong đó bao gồm: Kho hiện vật, Phòng trưng bày, Phòng Nghiệp vụ Thuyết minh, sảnh trưng bày, khối hành chánh, Phòng Giám đốc, Phòng Phó Giám đốc, các công trình phụ, cầu thang, hành lang. Công trình Bảo tàng tỉnh Bình Dương là một công trình văn hóa lớn của tỉnh được khánh thành vào ngày 02/01/2001, thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII.
Bảo tàng tỉnh Bình Dương là một Bảo tàng khảo cứu địa phương, một thiết chế văn hóa có chức năng nghiên cứu lịch sử xã hội và văn hóa địa phương. Bảo tàng Bình Dương trưng bày toàn bộ lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội của người Bình Dương kể từ khi khai phá lập làng, những chứng tích đầu tiên của nền văn hóa cổ cho đến ngày nay. Với gần 2.000 m2, diện tích mặt nền và đai trưng bày, khoảng 13.000 hiện vật gốc và một số hình ảnh tư liệu lịch sử, tài liệu khoa học phụ các loại, toàn bộ nội dung trưng bày được cấu trúc trong hai tầng gồm 8 chủ đề: Tự nhiên Bình Dương; Thời tiền sử đến thế kỷ 16; Bình Dương thời kỳ khai phá lập làng; Văn hóa cộng đồng các dân tộc; Bình Dương thời thuộc Pháp.
Từ khi khánh thành và đưa vào sử dụng đến nay, Bảo tàng Bình Dương thường xuyên mở cửa phục vụ khách tham quan. Hàng tháng, Bảo tàng Bình Dương đón hàng ngàn, có tháng lên đến hàng chục ngàn lượt khách tham quan nhất là vào những tháng hè. Do đặc điểm địa hình phân bố đẹp, cảnh quan và kiến trúc lạ mắt đã góp phần vào việc thu hút được nhiều khách tham quan, phần lớn khách tham quan là các đối tượng: Học sinh, sinh viên, khách du lịch trong nước và một số du khách người nước ngoài đến tham quan Bảo tàng, tìm hiểu về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội của tỉnh Bình Dương, đồng thời cũng là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ trong và ngoài tỉnh.
III. PHÁP LUẬT
-
Chủ trương mới
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng
-
Chính sách mới
HIỆU QUẢ TỪ BẢN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
VTV.vn – Phúc lợi vượt trội cho lao động, công đoàn cơ sở được tạo điều kiện hoạt động là hai lợi ích lớn nhất mà thỏa ước tập thể đem lại.
Link:https://vtv.vn/kinh-te/hieu-qua-tu-ban-thoa-uoc-lao-dong-tap-the-20190501060721396.htm
CÁC CHÍNH SÁCH CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 5/2019
VTV.vn – Có thể bị xử lý hình sự nếu tố cáo sai sự thật; học sinh lớp 1 được học kỹ năng phòng chống xâm hại… là một số chính sách mới được áp dụng từ tháng 5 này.
Link:https://vtv.vn/trong-nuoc/cac-chinh-sach-co-hieu-luc-tu-thang-5-2019-20190502013816227.htm
Nguồn: Đài Truyền hình Việt Nam
NGƯỜI TỐT NGHIỆP ĐH LOẠI GIỎI CÓ THỂ ĐƯỢC TUYỂN THẲNG VÀO CÔNG CHỨC XÃ
Nguồn: Thư viện Pháp luật
IV.ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN THÁNG 5/2019
- Nội dung
Tiếp tục thông tin, tuyên truyền công tác triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung Đảng (khóa XII), trong đó tập trung tuyên truyền về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Quy định 08-Qđi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị theo chuyên đề năm 2019: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc phát huy dân chủ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của thanh thiếu nhi” cho cán bộ Đoàn; chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, nói đi đôi với làm” trong đoàn viên, thanh niên; gắn với các hoạt động trọng điểm theo chương trình “Tuổi trẻ Bình Dương nhớ lời Di chúc theo chân Bác” kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, với sự nỗ lực thực hiện thăng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020; biểu dương, cổ vũ các gương và tập thể điển hình trong học và làm theo Bác. Tăng cường tuyên truyền biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua và các lĩnh vực công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh của Tỉnh gắn với tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt các phong trào trong đoàn viên, thanh niên. Đẩy mạnh và duy trì đều đặn chuyên mục “mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên Website hoặc Fanpage của đơn vị.
Tuyên truyền các hoạt động đối nội, đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các lãnh đạo Tỉnh; tiếp tục tuyên truyền về các chương trình hợp tác giữa tỉnh Bình Dương với các địa phương, doanh nghiệp của nước ngoài. Tuyên truyền về kết quả, công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước; tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, hải đảo nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp tục có các tin, bài tuyên truyền đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; nêu bật đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và giới thiệu những thành tựu của nước ta trong công tác tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, chính sách đối với người lao động, đối tượng chính sách.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền công tác triển khai phòng chống dịch bệnh trên người, vật nuôi của các ngành chức năng trong tỉnh; nâng cao ý thức người dân, người chăn nuôi trong thực hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, tả lợn Châu Phi, nhiễm sán lợn. Tăng cường tuyên truyền công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân; công tác kiểm tra, quản lý của các ngành chức năng; công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy chữa cháy; chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, cứu nạn. Tiếp tục tuyên truyền về công tác phòng, chống ma túy; tiếp tục tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về chế độ thực hiện bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, những thành tựu và tính ưu việt của các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội; các chính sách chăm lo cho thanh thiếu nhi; thanh niên sáng tạo và khởi nghiệp;…gắn với việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
Tiếp tục tăng cường tuyên truyền công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên và các hoạt động về nguồn, thăm hỏi tặng quà; kết quả các hoạt động, công trình, phần việc thanh niên có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho địa phương, đơn vị theo chủ đề năm Thanh niên tình nguyện 2019; các hoạt động chào mừng Đại hội Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; chào mừng Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2019 – 2024 và các Ngày lễ kỷ niệm của đất nước, dân tộc, của Đoàn – Hội – Đội: Ngày Quốc tế Lao động (1/5); Kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (01/5/1904 – 01/5/2019); Ngày chiến thắng Điện Biên (7/5); Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5); Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5) gắn với 108 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua Ái quốc; … Đặc biệt các hoạt động đợt sinh hoạt cao điểm “Tuổi trẻ Bình Dương nhớ lời Di chúc theo chân Bác”; Tổng kết 03 năm (2016 – 2019) thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2021; Tháng Thanh niên Công nhân Việt Nam và Tuần lễ Thanh niên công nhân (TNCN) tỉnh Bình Dương năm 2019, các hoạt động đồng hành cùng thanh niên trong công việc và đời sống, trong đó chú trọng đối tượng TNCN tại các khu công nghiệp, khu nhà trọ góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho TNCN, đặc biệt TNCN tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, cao điểm với các hoạt động: Chương trình Ngày hội việc làm cho TNCN; chương trình “Tuần lễ bán hàng giảm giá cho TNCN”; Chương trình Ngày hội tiếp sức TNCN; Ngày hội đồng hành cùng Thanh niên công nhân 247; Hội thi Tiếng hát TNCN tỉnh Bình Dương năm 2019; …
Tuyên tuyền, vận động đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia các hội thi, cuộc thi do Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn tổ chức: Hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mang tên “Ánh sáng soi đường” 2019 (http://anhsangsoiduong.vn/) (18/5 hết hạn); Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2019 (15/5 hết hạn); Cuộc thi biển, đảo Việt Nam (12/5 hết hạn); Ngân hàng ý tưởng sáng tạo Thanh niên Việt Nam (http://ytuongsangtao.net/); Cuộc thi Startup Idea Battle 2019 (https://goo.gl/forms/UzAfawNBP2Q1hHIs2) (24/5 hết hạn); cuộc thi Ý tưởng dự án tình nguyện trong sinh viên (10/5 hết hạn)… Các thông tin được đăng tại Website Tỉnh Đoàn: www.tuoitrebinhduong.vn và fanpage Tuổi trẻ Bình Dương.
- Hình thức
– Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền qua thông qua mạng xã hội, tăng cường sử dụng hệ thống thông tin, tuyên truyền của Đoàn như Trang thông tin điện tử, Trang mạng xã hội (Facebook, zalo,…), phối hợp với các cơ quan báo, đài tại địa phương, đơn vị để đăng tải các thông tin tuyên truyền chính thống.
– Lồng ghép các hình thức tuyên truyền trực quan như: tổ chức hái hoa dân chủ, các cuộc thi, hội thi, toạ đàm, nói chuyện chuyên đề, hội thảo,… tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giá trị Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Tổ chức các hoạt động thiết thực gắn với việc tuyên truyền các ngày lễ lớn, kỷ niệm của đất nước, dân tộc nhất là kỷ niệm 65 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ; 78 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và các hoạt động chăm lo cho thanh niên công nhân nhằm hưởng ứng Tháng Công nhân và Tuần lễ thanh niên công nhân năm 2019.
– Tổ chức các hoạt động về nguồn, tham quan các di tích lịch sử văn hoá gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Chùa Hội Khánh, Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, căn Nhà số 5 đường Châu Văn Liêm (Phường 14, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh),…
– Tổ chức cho Đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên thi tập trung các cuộc thi của Trung ương, của Tỉnh phát động phù hợp tại đơn vị mình (thi tập trung tại phòng máy có internet, phát động thi đồng loạt tại giờ ra chơi tại lớp…).
– Tổ chức tuyên dương các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Bình Dương
Nguồn: tuoitrebinhduong.vn