Trọn cuộc đời cách mạng, dù ở cương vị công tác nào, đồng chí Võ Chí Công đều luôn sâu sát quần chúng; bám sát thực tiễn, có mặt đúng lúc vào những thời điểm lịch sử quan trọng và có nhiều quyết định sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần tạo nên những bước ngoặt của lịch sử đất nước.
Người chiến sỹ cách mạng kiên cường.
Là người con của quê hương đất Quảng trung dũng, kiên cường, đồng chí Võ Chí Công, tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7/8/1912, tại xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).
Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, đồng chí Võ Chí Công được thừa hưởng truyền thống cách mạng của quê hương và tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân miền Trung anh dũng. Bởi thế, đồng chí đã sớm trở thành một thanh niên yêu nước, giàu nhiệt huyết cách mạng. Năm 1935, khi mới hơn 20 tuổi, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và chỉ ít lâu sau, đồng chí trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Đảng ở phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Được rèn luyện trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, hoạt động sôi nổi, đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo từ chi bộ, Tổng ủy, Phủ ủy đến Tỉnh ủy, là Xứ ủy viên của Xứ ủy Trung Kỳ lúc bấy giờ. Từ năm 1939 đến năm 1943 là thời kỳ thực dân Pháp ra tay đánh phá, đàn áp dã man phong trào cách mạng, đồng chí Võ Chí Công vẫn kiên trì bám trụ trong lòng dân, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm bởi vòng vây của mật thám, lặn lội đến nhiều địa phương để khôi phục, củng cố lại tổ chức đảng, nhằm duy trì sự lãnh đạo của Ðảng trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng. Nhờ đó mà nhiều tổ chức đảng trong tỉnh vẫn được duy trì.
Trong nhà tù thực dân, mặc dù bị biệt giam, cấm cố, bị tra tấn hết sức dã man, nhưng với bản lĩnh của một nhà lãnh đạo, với khí tiết của người cộng sản chân chính, đồng chí Võ Chí Công luôn luôn chủ động tấn công kẻ thù, vững vàng đấu tranh chống chế độ hà khắc và lao dịch khổ sai của nhà tù thực dân; đồng thời, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng dao động của một số cán bộ, đảng viên không chịu nổi sự tra tấn dã man của kẻ thù trong nhà tù.
Tháng 3/1945, từ nhà tù Buôn Ma Thuột trở về, đồng chí tham gia ngay vào Ban lãnh đạo khởi nghĩa tỉnh Quảng Nam, làm Trưởng Ban khởi nghĩa. Đồng chí đã cùng Ban lãnh đạo khởi nghĩa giành được thắng lợi trong tỉnh 4 một cách nhanh chóng. Quảng Nam trở thành một trong 4 tỉnh giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất trong cả nước.
Sau Cách mạng Tháng Tám, đồng chí Võ Chí Công được phân công đảm trách nhiệm vụ mới, là một trong những người lãnh đạo chủ chốt của Khu uỷ Khu V, lãnh đạo nhân dân Khu V kháng chiến chống Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Quân khu ủy Khu V, nhân dân các tỉnh duyên hải miền Trung đã kiên cường chiến đấu, chia lửa với chiến trường chính Điện Biên Phủ, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước, buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneve (1954), lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Liên khu V bao gồm cả Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là chiến trường khốc liệt nhất: lực lượng quân Mỹ và chư hầu tập trung đánh phá, càn quét, không từ một thủ đoạn dã man nào để xóa sổ các căn cứ cách mạng, lập ra “vành đai trắng” hòng ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Trên cương vị Bí thư Khu ủy V kiêm Chính ủy Quân khu V, đồng chí Võ Chí Công đã bám trụ kiên cường, tổ chức chỉ đạo quân và dân Khu V chiến đấu không lùi bước. Trong những ngày đen tối của cách mạng miền Nam, Trung ương Đảng đã nhận được những ý kiến nhận định, đánh giá sát thực về tình hình cách mạng miền Nam của đồng chí Võ Chí Công. Trên cơ sở ý kiến của đồng chí, cùng với bản Đề cương Cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xây dựng nên Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) lịch sử, tạo ra phong trào “đồng khởi”, mở đầu thời kỳ đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù ở miền Nam. Người chiến sỹ cách mạng kiên cường.
Là người con của quê hương đất Quảng trung dũng, kiên cường, đồng chí Võ Chí Công, tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7/8/1912, tại xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).
Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, đồng chí Võ Chí Công được thừa hưởng truyền thống cách mạng của quê hương và tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân miền Trung anh dũng. Bởi thế, đồng chí đã sớm trở thành một thanh niên yêu nước, giàu nhiệt huyết cách mạng. Năm 1935, khi mới hơn 20 tuổi, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và chỉ ít lâu sau, đồng chí trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Đảng ở phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Được rèn luyện trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, hoạt động sôi nổi, đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo từ chi bộ, Tổng ủy, Phủ ủy đến Tỉnh ủy, là Xứ ủy viên của Xứ ủy Trung Kỳ lúc bấy giờ. Từ năm 1939 đến năm 1943 là thời kỳ thực dân Pháp ra tay đánh phá, đàn áp dã man phong trào cách mạng, đồng chí Võ Chí Công vẫn kiên trì bám trụ trong lòng dân, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm bởi vòng vây của mật thám, lặn lội đến nhiều địa phương để khôi phục, củng cố lại tổ chức đảng, nhằm duy trì sự lãnh đạo của Ðảng trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng. Nhờ đó mà nhiều tổ chức đảng trong tỉnh vẫn được duy trì.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Khu V, trực tiếp là đồng chí Võ Chí Công, địa bàn Khu V luôn đi đầu trong phong trào thi đua diệt Mỹ, góp phần tạo thế đứng quan trọng của ta trên chiến trường miền Nam. Trong cuộc đối đầu ác liệt giữa quân và dân các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên “trung dũng kiên cường” với gần bốn chục vạn quân Mỹ, ngụy, chúng ta đã làm thất bại mọi mưu đồ chiến lược của quân viễn chinh Hoa Kỳ, cho đến khi chúng phải chấp nhận ký Hiệp định Paris (1973), rút quân ra khỏi miền Nam. Trong chiến thắng của quân và dân ta trên mặt trận Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên và Quảng Trị, đồng chí đã nhanh chóng đề xuất với Trung ương cần giải phóng nhanh Đà Nẵng tạo tiền đề cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân 1975.
Nhà lãnh đạo tài năng, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới
Sau ngày đất nước thống nhất, trên các cương vị là Phó Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Ban Bí thư rồi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Ðảng…, với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân, đồng chí Võ Chí Công luôn trăn trở về con đường đi lên của cách mạng, tìm tòi đổi mới tư duy về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng chí Võ Chí Công đã đưa ra những ý kiến quan trọng, góp phần vào việc ra đời Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp”. Đây là một bước đột phá trên lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và của sự nghiệp đổi mới nói chung, phù hợp với lòng dân và được nhân dân phấn khởi đón nhận. Phát huy kết quả đó, Bộ Chính trị giao cho đồng chí làm Trưởng Tiểu ban nghiên cứu vấn đề khoán trong nông nghiệp, làm cơ sở cho sự ra đời Nghị quyết số 10-NQ/TW năm 1988 của Bộ Chính trị, tạo động lực mới trong sản xuất, làm tăng năng suất và sản phẩm lao động, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực đến đủ ăn và từng bước có dư để xuất khẩu.
Không dừng lại ở sự đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, đồng chí đã phát triển tư duy của mình để đóng góp cho Đảng, Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chung của đất nước. Là Trưởng ban nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đồng chí đã tích cực xuống các cơ sở kinh tế, mở nhiều cuộc hội thảo, tập hợp ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các viện nghiên cứu. Sau đó, hoàn thiện trình Bộ Chính trị ra Nghị quyết 306 về phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và phân phối lưu thông.