– Bối cảnh tình hình và những yêu cầu mới đặt ra đối với nhiệm vụ bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.
– Bảo vệ, khẳng định giá trị, sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cần bổ sung, phát triển; những giải pháp cần thực hiện để nền tảng tư tưởng của Đảng luôn có sức sống trường tồn, đáp ứng yêu cầu của thời đại.
– Nhận diện, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng, ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Nhận diện, đấu tranh với các luận điệu muốn khu biệt hóa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin.
– Các yêu cầu, nguyên tắc trong vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác điểm sai trái, thù địch hiện nay và giải pháp.
– Các đề xuất vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đường lối và thực tiễn phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
Tham khảo Mẫu bài dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư Nhóm 1 2024:
Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ănghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng Nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.
Sức sống và ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được chứng minh bằng các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống áp bức bóc lột, vì một xã hội công bằng, tiến bộ, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Đối với cách mạng Việt Nam, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã xác định chủ nghĩa Mác-Lênin là cốt, là gốc, là nền tảng tư tưởng. “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” Trong bối cảnh thế giới hiện nay đầy biến động, yêu cầu đối với việc bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là việc hết sức cần thiết. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nguồn sức mạnh quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Tuy nhiên, để bảo vệ và khẳng định giá trị của chúng, cần bổ sung và phát triển các nội dung cụ thể, như chúng ta thấy trong lời dẫn sau đây: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, hệ tư tưởng lý luận của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, Người chỉ rõ: “Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, mỗi đảng viên đều phải nghiên cứu”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin không những là kim chỉ nam mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề xây dựng Đảng không tách rời nhiệm vụ bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng luôn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là cơ sở khoa học cho đường lối xây dựng Đảng cũng như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Một là, không ngừng nâng cao trình độ lý luận của mỗi cán bộ, đảng viên và trong toàn Đảng. Nếu việc học chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không hiểu đúng, không hiểu rõ có thể dẫn đến sự “tự chuyển hóa” trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên, dẫn đến việc vận dụng, thực hành sai, gây ra nhiều hậu quả. Hai là, đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có thể kết hợp tính đảng, tính khoa học và tinh thần cách mạng tiến công trong đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Muốn việc kết hợp đúng thì phải hiểu sâu sắc, toàn diện về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ba là, luôn cảnh giác, phòng trống những hành vi của thế lực thù địch, những tổ chức chống phá Đảng, phủ nhận, xuyên tạc lịch sử, những hành vi kích động, lôi kéo người dân chống phá Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, nguyên nhân của mọi thắng lợi trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là do “Đảng ta luôn luôn đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp và của nhân dân, biết vận dụng lý luận Mác -Lênin vào tình hình thực tế của nước ta và đề ra đường lối, chính sách đúng đắn. Đảng ta không ngừng đấu tranh chống những khuynh hướng cải lương của giai cấp tư sản và những khuynh hướng manh động của tầng lớp tiểu tư sản trong phong trào dân tộc; chống luận điệu “tả” của bọn tơrốtxkít trong phong trào công nhân; chống khuynh hướng hữu và “tả” trong Đảng khi quy định và chấp hành chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng ở mỗi thời kỳ” Do đó, cần phải thận trọng cảnh giác, nhạy bén để nhận biết được những biểu hiện của các trào lưu, tổ chức xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá Đảng, nhà nước. Bốn là, không chỉ dừng ở sự trung thành, kiên định đối với hệ tư tưởng đó, mà còn là sự vận dụng, phát triển, sáng tạo lý luận đó cho phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử, thế giới hiện đại. Nghiên cứu sâu hơn về các lý thuyết của Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để từng bước hiện thực hóa lý luận khoa học đó, áp dụng chúng vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả. Thể hiện sinh động trong thực tiễn, thông qua các quyết sách chính trị phù hợp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và mang lại giá trị thực tiễn cụ thể. Đó là minh chứng có sức mạnh nhất để đập tan mọi âm mưu bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Trên tất cả, trong bối cảnh hiện nay, việc bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ không chỉ của một quốc gia mà còn là của người dân. Đó là tiền đề cho một tương lai hòa bình và phồn thịnh. |
Mẫu bài dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư Nhóm 1 2024? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Đảng viên bao gồm những nhiệm vụ nào?
Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định nhiệm vụ của Đảng viên bao gồm những nhiệm vụ dưới đây:
– Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
– Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.